ĐỊNH CƯ CHO THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI ĐI LÀM VIỆC TẠI THỤY ĐIỂN

Bài viết chia sẻ cho các trường hợp định cư Thụy Điển diện làm việc và gia đình theo cùng.

Như mọi người biết, theo Luật Du Trú Thụy Điển: những ai sang Thụy Điển theo diện làm việc được phép đưa các thành viên của gia đình mình theo cùng.

Thành viên gia đình là những ai? Là vợ/chồng có đăng ký kết hôn hợp pháp, con cái dưới 21 tuổi (con là con ruột, con riêng hoặc con nuôi hợp pháp theo pháp luật, không quy định giới hạn bao nhiêu con). Bạn có thể nộp cùng hồ sơ với người đi làm việc chính hoặc có thể nộp bổ sung sau…

Đối với các trường hợp người lao động có gia đình nhưng sang Thụy Điển trước rồi mới bổ sung giấy tờ cho thành viên gia đình sau, cần lưu ý thế này:

Nếu bạn có ý định cho gia đình mình sang Thụy Điển thì nên nộp hồ sơ bổ sung càng sớm càng tốt vì sau khi bạn có “định cư vĩnh viễn” thì hồ sơ của người gia đình bạn lập tức bị chuyển sang diện đoàn tụ. Mà đối với diện đoàn tụ, thù tục khá phức tạp hơn, điều kiện lại càng khó hơn như 2 điều kiện cơ bản về nhà và thu nhập: 1. Nhà phải đủ phòng cho tất cả mọi người. 2. Thu nhập phải đủ trang trải theo quy định cho tất cả mọi người…

Trở ngại sẽ xảy ra nếu nhà bạn đông con: nhà phải nhiều phòng, thu nhập cho nhiều người của bạn sẽ phải rất cao… Việc này sẽ khó khăn hơn cho bạn khi muốn đón gia đình mình sang.

Hy vọng chút chia sẻ nhỏ của chúng tôi giúp các bạn lưu ý hơn nếu có ý định đưa thành viên gia đình đi theo cùng mình.

Thân mến,

Globita Consulting

Luật 7 năm cho các trường hợp xin định cư vĩnh viễn diện đi làm việc

Mọi người thân mến,
Xoay quanh nội dung chính của Luật mới được đăng tải chính thức ngày 20/5/2019 trên web của Sở Di Trú về vấn đề liên quan đến các trường hợp định cư Thụy Điển theo diện làm việc khi hồ sơ gia hạn bị từ chối và buộc phải quay về Việt Nam mà phải đợi thêm thời gian mới xin được lại hồ sơ mới, Globita những ngày gần đây nhận rất nhiều cuộc điện thoại khiến mọi người hoang mang. Câu hỏi là: ”có phải khi bị từ chối và về lại Việt Nam thì bị cấm 7 năm mới được xin lại hồ sơ không?
Chúng tôi xin tóm tắt lại Luật mới này một cách ngắn gọn, để mọi người dễ hiểu và đỡ hoang mang và yên tâm làm việc.
Như mọi người đã biết, thông thường 1 người được cấp định cư làm việc thì thời hạn được cấp là 2 năm, hết thời hạn 2 năm, sẽ gia hạn thêm thời gian mới là 2 năm nữa. Khi hết thời gian 2 năm kế tiếp, có nghĩa là khi đã làm việc được 4 năm, thì lần gia hạn thứ 2 nếu được chấp nhận, người đi làm việc sẽ được cấp ”ĐỊNH CƯ VĨNH VIỄN”. Tóm tắt là: sau 4 năm đã làm việc khi chủ công ty đã làm đủ các nghĩa vụ về lương, thuế, bảo hiểm…thì người đi làm việc được định cư vĩnh viễn.
NẾU/VÍ DỤ : trong việc xin gia hạn lần 2 này để được cấp vĩnh viễn, chẳng may trong quá trình 4 năm rồi có vấn đề gì, thì hồ sơ này không được chấp nhận gia hạn tiếp, và buộc phải quay lại Việt Nam. Theo Luật mới này: trong vòng 7 năm kể từ ngày được cấp thẻ đầu tiên sẽ không được cấp lại thẻ mới khi về Việt Nam và xin lại, mà phải đợi đến tổng cộng 7 năm mới được xin lại. Tổng cộng nghĩa là gì? Vậy có nghĩa là về lại VN chỉ chờ thêm 3 năm nữa thôi, vì đã làm ở Thụy Điển được 4 năm rồi.
Nhưng, nếu người lao động đó đã ở Thụy Điển làm 7 năm rồi, nhưng do thay đổi ngành nghề, công ty v.v. nên đến năm thứ 5, 6, hoặc 7 mới xin gia hạn vĩnh viễn, thì có nghĩa là khi quay về Việt Nam vẫn xin ngay lại được tính từ ngày của thẻ đầu tiên. Ví dụ ngắn gọn: nếu bạn ở 5 năm, thì quay về đợi 2 năm nữa mới xin, nếu 6 năm thì 1 năm nữa sẽ xin, còn đã 7 năm thì xin ngay được.
Và cũng có nhiều trường hợp thời gian duyệt hồ sơ kéo dài, dù là mới làm việc được 4 năm, nhưng tổng thời gian chờ thêm gần 2 năm nữa, vậy thì khi về, thời gian đợi để xin lại sẽ ngắn hơn…
Mọi người nên nhớ, nếu gọi là ” CẤM” quay lại trong 7 năm là sai. Đó không phải là lệnh cấm khi người lao động ko làm gì sai. Mà chỉ là không được duyệt trong thời gian đó thôi.
LƯU Ý:
1. Luật này chỉ áp dụng đối với trường hợp gia hạn để xin vĩnh viễn.

2. Vậy đối với trường hợp mới làm 2 năm đầu mà xin gia hạn lần 1 mà bị từ chối thì sao? Có phải đợi đủ 7 năm tổng cộng như trên thì mới xin lại không? Câu trả lời là : KHÔNG! Bạn vẫn được phép xin lại hồ sơ mới khi về Việt Nam nếu bạn không bị lệnh cấm gì khác.

Chúng tôi hy vọng bài viết này phần nào giải tỏa được những lo lắng và thắc mắc của mọi người một cách rõ ràng hơn, và mong mọi ng đừng lo sợ hay hoang mang.
Nhân tiện, chúng tôi cũng nhắc nhở các chủ doanh nghiệp cố gắng thực hiện đủ nghĩa vụ của mình theo quy định nhằm để người đi lao động của mình không bị trục trặc hồ sơ gia hạn. Vì những năm tháng nỗ lực làm việc và hội nhập bỗng nhiên trở về số 0 và đợi thêm nữa thì thật tiếc.
Thân chúc mọi người ngày cuối tuần vui vẻ!
NGUỒN : https://www.migrationsverket.se/…/2019-05-20-Nytt-rattsligt…
Jolie Stanser
Globita Consulting.

Valborgsmässoafton-Lễ hội mùa xuân-Truyền thống đốt lửa, bắn pháo hoa, hát sinh viên- 30/4

Valborgsmässoafton-Lễ hội mùa xuân-Truyền thống đốt lửa, bắn pháo hoa, hát sinh viên- 30/4

Chúng tôi chia sẻ chút thông tin về Văn Hóa truyền thống  vế ý nghĩa của việc kỷ niệm Lễ Hội Mùa Xuân- ”Valborgsmässoafton” ngày 30 tháng 4 tại Thụy Điển.

Lễ hội mùa xuân- Truyền thống đốt lửa, bắn pháo hoa, hát sinh viên thường được tổ chức tại Estonia, Phần Lan, Latvia, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Slovenia và Đức vào ngày 30 tháng 4 hoặc 1 tháng 5. Truyền thống này dựa trên bữa tiệc tiền Kitô giáo tồn tại ở Đức, nhưng sau đó đã được liên kết với giáo phái của Thánh Valborg.

Kể từ thế kỷ 15, ngày này được tổ chức để tưởng nhớ vị thánh Đức Walpurgis. Valborg đã được thánh hóa vào ngày 1 tháng 5 (lúc đó được tổ chức là Walpurgis, Walpurgistag), và thông qua dịp này, tên của cô đã được liên kết với các lễ hội mùa xuân của người Đức thời tiền Kitô giáo được tổ chức vào ngày hôm đó, được Kitô giáo đóng dấu. Cụ thể, người ta tin rằng các phù thủy VÀO ĐÊM NÀY trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 các phù thủy trên những cây chổi hoặc cung tên đi đến các địa điểm hiến tế cũ, đặc biệt là Blocksberg (Brocken, điểm cao nhất của Harz, được biết đến ở Alia qua cảnh “Walpurgis , và có sự ghê sợ trong trong thế giới của ma quỷ. Để hóa giải ma quỷ, người ta đã gây ra tiếng động bằng tiếng la hét, bắn và đốt lửa trên độ cao. Điều này trở thành lời giải thích về kỷ nguyên Kitô giáo của những mùa xuân tiền Kitô giáo này. Giáo phái Valborg, phát sinh sau cái chết của cô vào năm 779, phần lớn được biết đến về sự bảo vệ chống lại phù thủy và linh hồn ma quỷ.

Truyền thống đốt lửa rơi vào thời điểm chính của mặt trời trong bánh xe mặt trời, giữa mùa xuân và giữa mùa hè, và được kết hợp bởi Beltaine tiền Kitô giáo giữa Celts và Segerblot ở phía bắc tiền Kitô giáo.

Ở nhiều nơi ở Phần Lan và Thụy Điển, cuối tuần được tổ chức bằng cách đốt lửa trại và ở một số nơi có pháo hoa và pháo. Lễ hội Valborg không nên nhầm lẫn với một trường hợp cho là một ngọn lửa cảnh báo chiến tranh hoặc chiến tranh.

Vào thời tiền Kitô giáo, tại các quốc gia Bắc Âu, một bữa tiệc lớn hơn đã được tổ chức, được kết nối với người chết. Ranh giới giữa người sống và người chết được coi là yếu nhất trong đêm này.

Hầu hết người Thụy Điển ăn mừng buổi tối Valborgsmässo nhưng không kết hợp lễ kỷ niệm với Holy Valborg. LỄ HỘI NÀY được coi là biểu tượng của mùa xuân và ánh sáng, do đó tổ chức lễ kỷ niệm ngược thời gian so với Kitô giáo.

Các ngọn lửa được thắp sáng để không chỉ để xua tan các phù thủy, nhưng để đốt cháy cái cũ và nhường chỗ cho cái mới. Nhường chỗ cho cái mới cũng phù hợp với cách giải thích của Kitô giáo về cuộc sống, nơi chủ đề Phục sinh .

Do đó, phong tục kỷ niệm mùa xuân khác nhau trong truyền thống Kitô giáo và quá khứ. Khi Thụy Điển được Kitô giáo hóa vào thế kỷ thứ 11, một số nhà thờ Thiên chúa giáo đã được xây dựng trong các bữa tiệc của tôn giáo cũ và cũng gắn liền với không gian của các lễ hội thịnh hành. Ví dụ, nhà thờ Uppsala cũ được xây dựng trực tiếp
liên quan đến ngôi đền tồn tại từ thế kỷ thứ 11.
Tại Thụy Điển, lễ kỷ niệm trùng với sinh nhật của Vua Carl Gustaf đời thứ XVI.

Thông tin trong đợt tổng kiểm tra 121 tiệm nails tại Thụy Điển trong tuần qua nhé.

Viết tiếp bài về báo cáo tổng kết chiến dịch tổng kiểm tra 121 tiệm nails tại Thụy Điển trong tuần qua nhé.

Như bài viết trước công ty có ghi lại  vấn đề được tìm thấy trong đợt kiểm tra vừa rồi của các cơ quan liên ngành Thụy Điển đó là: tiêu chuẩn về môi trường làm việc, hệ thống hút thông khí , kiến thức về hóa chất, sức khỏe… Ngoài ra vấn đề được tìm thấy quan trọng khác là: rất nhiều tiệm có nhân viên làm việc thiếu giấy phép lao động.

Globita có chia sẻ cho mọi người rất nhiều bài viết về các trường hợp nào thì được phép làm việc tại Thụy Điển, mọi người có thể tìm đọc lại trên trang web-phần tin tức của Globita Consulting. (www.globita.net)

Globita xin phép tóm tắt lại và nhắc lại cho mọi người: chỉ những trường hợp sau đây mới được phép làm việc tại Thụy Điển:

  • Những người được cấp giấy phép định cư và làm việc tại Thụy Điển.
  • Những người đang gia hạn định cư  và trong thời gian chờ quyết định.
  • Những người định cư các nước EU khác có thẻ được phép làm việc trong phạm vi EU.
  • Những người xin hồ sơ dạng tị nạn và có thẻ AT-UND ( TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ ĐƯỢC PHÉP LÀM VIỆC)

Ngoài các trường hợp trên đều không được phép làm việc.

Nhiều doanh nghiệp do thiếu nhân lực nên muốn thuê đại người để giải quyết khó khăn về nhân sự. Với tư cách là nhà tư vấn, hướng mọi người làm đúng theo luật quy định, công ty không khuyến khích bất kỳ trường hợp nào thuê nhân viên không được phép làm việc mọi người nhé.

Thử nghĩ, nếu công ty hoặc cá nhân bạn bị kiểm tra, bị phạt, bị đưa vào danh sách đen… thì rõ ràng bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai của mình. Để giải quyết được khó khăn tạm thời bằng cách cố tình làm sai luật và quy định thì bạn chắc chắn sẽ gặp được khó khăn về lâu dài

Mong mọi người lưu ý và cố gắng đừng làm sai nhé. Nếu có gì thắc mắc chưa rõ mọi người hãy liên lạc với công ty để được tư vấn kỹ thêm.

Thân chúc mọi người những ngày nghỉ Lễ Phục sinh an lành, ấm áp và hạnh phúc!!!

Jolie Stanser

Globita Consulting

 

KIỂM TRA TIÊU CHUẨN LÀM VIỆC CÁC TIỆM NAILS TẠI THỤY ĐIỂN

Theo tin tức của radio Thụy Điển sáng nay (ngày 17 tháng 4 2019): Trong tuần qua các Cơ Quan Liên ngành nhà nước Thụy Điển đã đột xuất kiểm tra tổng cộng 121 tiệm Nails. Rất nhiều tiệm thiếu các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, hệ thống thông khí, thiếu kiến thức về việc xử lý và tiếp xúc với hóa chất cũng như về sức khỏe… theo quy định.
1/3 tiệm trong tổng số các tiệm được kiểm tra buộc phải đóng cửa ngay lập tức do không đạt tiêu chuẩn về môi trường làm việc…
Các doanh nghiệp Việt tại Thụy Điển lưu ý: mỗi một ngành nghề kinh doanh tại Thụy Điển đều có những quy định riêng, các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường làm việc lâu nay vẫn luôn là 1 trong các tiêu chuẩn thiết yếu được các cơ quan đặt ra. Khi làm việc trong một lĩnh vực hay môi trường nào đó, việc sống trong một đất nước với những phúc lợi XH đứng hàng đầu thế giới cùng với việc giáo dục và y tế đang được ưu tiên quan tâm, chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức tốt cho lĩnh vực mình đang làm, tuân thủ các quy định theo Pháp luật là điều hết sức cần thiết.
Vì sự lâu dài và an toàn cho cuộc sống chúng ta mong rằng mọi người cùng nhau tuân thủ nghiêm ngặt nhé.
Thân mến,
JS-Globita Consluting.

ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG THỤY ĐIỂN KHI BẠN THAY ĐỔI CÔNG VIỆC.

NGƯỜI ĐỊNH CƯ THỤY ĐIỂN THEO DẠNG LAO ĐỘNG NÊN BIẾT TRƯỜNG HỢP VỀ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG KHI THAY ĐỔI CÔNG VIỆC.
Giấy phép làm việc của bạn chỉ được áp dụng cho công việc tại nhà tuyển dụng và nghề nghiệp nằm trong quyết định của bạn. Nếu bạn muốn thay đổi công việc, bạn cần phải xin giấy phép làm việc mới.

Thông tin cho những người đã được cấp phép làm việc ở Thụy Điển và muốn xin giấy phép gia hạn cho công việc
Khi bạn nộp đơn xin gia hạn giấy phép làm việc, Sở Di Trú sẽ kiểm tra các điều kiện cho giấy phép làm việc đã được đáp ứng trong tất cả các giai đoạn giấy phép trước đó của bạn. Do đó, để việc gia hàn được hoàn tất, bạn cần phải gửi các tài liệu cho chứng minh: lương và bảo hiểm đã được trả mỗi tháng trong tất cả các giai đoạn mà bạn đã được phép làm việc ở Thụy Điển.

Trong 24 tháng đầu
Trong 24 tháng đầu tiên, giấy phép lao động chỉ áp dụng cho người sử dụng lao động và nghề nghiệp theo quyết định của bạn. Nếu bạn nhận được một công việc mới trong thời gian này, bạn nên nộp đơn xin giấy phép làm việc mới. Khi bạn đã gửi đơn đăng ký, bạn có thể bắt đầu làm việc cho chủ lao động mới trước khi bạn nhận được quyết định, miễn là bạn đã nộp đơn trước khi giấy phép trước đó hết hạn. Chủ lao động mới của bạn phải đăng quảng cáo tìm người ở Thụy Điển và trong EU / EEA và Thụy Sĩ trước khi bạn bắt đầu việc làm.

Trong trường hợp nhà tuyển dụng của bạn thay đổi hình thức công ty:
Nếu công ty bạn làm việc thay đổi, bạn tìm được một công ty mới hoặc công việc mới thì giấy phép làm việc đang có của bạn không còn được áp dụng. Do đó, bạn phải xin giấy phép làm việc mới. Khi bạn đã nộp đơn, bạn có thể bắt đầu làm việc trước khi bạn nhận được quyết định, miễn là bạn đã nộp đơn trước khi giấy phép trước đó của bạn hết hạn.

Sau 24 tháng:
Khi bạn đã có giấy phép làm việc trong 24 tháng và đã được cấp giấy phép gia hạn, bạn có thể thay đổi chủ lao động của mình mà không cần nộp đơn mới miễn là bạn làm việc trong cùng một nghề. Nếu công việc mới của bạn có nghĩa là bạn thay đổi nghề nghiệp, bạn phải nộp đơn mới. Khi bạn đã nộp đơn, bạn có thể bắt đầu làm việc trước khi bạn nhận được quyết định, miễn là bạn đã nộp đơn trước khi giấy phép trước đó của bạn hết hạn. Chủ lao động mới của bạn phải quảng cáo dịch vụ ở Thụy Điển và trong EU / EEA và Thụy Sĩ trước khi bạn bắt đầu việc làm.
Nếu bạn dừng lại hoặc bị sa thải:
Nếu bạn tự chấm dứt việc làm hoặc bị chấm dứt, bạn có thể ở lại Thụy Điển và nộp đơn xin việc mới trong ba tháng. Bạn cần phải có giấy phép cư trú hợp lệ trong thời gian đó. Nếu giấy phép của bạn sắp hết hạn, bạn nộp đơn xin gia hạn giấy phép cư trú và làm việc. Bạn cần phải có hợp đồng làm việc để xin gia hạn.
Khi nộp đơn xin việc, bạn nên gởi kèm các bản sao tài liệu cho thấy rằng bạn được phép làm việc tại Thụy Điển, bao gồm giấy phép cư trú của bạn. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có được phép làm việc ở Thụy Điển trong bao lâu và nếu có bất kỳ hạn chế nào không. Bất cứ ai thuê bạn đều muốn có một bản sao các giấy tờ và sẽ thông báo cho Cơ quan Thuế Thụy Điển rằng bạn đã được thuê.

Nếu bạn nhận được một công việc mới và có giấy phép làm việc dưới 24 tháng, bạn phải xin giấy phép làm việc mới. Nếu bạn có công việc mới có nghĩa là bạn thay đổi nghề nghiệp, bạn phải nộp đơn mới bất kể bạn đã có giấy phép làm việc bao lâu trước đó. Khi bạn đã nộp đơn, bạn có thể bắt đầu làm việc trước khi bạn nhận được quyết định, miễn là bạn đã nộp đơn trước khi giấy phép trước đó của bạn hết hạn. Chủ lao động mới của bạn phải đăng quảng tuyển dụng ở Thụy Điển và trong EU / EEA và Thụy Sĩ trước khi bạn bắt đầu việc làm.

Nếu bạn không thể tìm được một công việc mới trong vòng ba tháng, SỞ DI TRÚ có thể thu hồi giấy phép của bạn.

Jolie Stanser,
Globita Consulting.
(Dịch từ nguồn:
https://www.migrationsverket.se/Privatpersoner/Arbeta-i-Sverige/Anstalld/Byta-arbete.html)

Lao động hợp pháp tại Thụy Điển

Theo luật, để được phép làm việc tại Thụy Điển trong các trường hợp làm việc trên 90 ngày bạn phải xin định cư làm việc/ visa lao động.
1. Trường hợp được phép sang Thụy Điển làm việc trước trong thời hạn đợi xét duyệt: các bạn đã có thẻ định cư đặc biệt được phép lao động EU- trên thẻ định cư bạn có ghi thêm 2 chữ này ”EU”, (tùy ngôn ngữ từng nước)
2. Các trường hợp còn lại, không có định cư lao động EU: KHÔNG ĐƯỢC PHÉP sang Thụy Điển làm việc khi chưa nhận được visa lao động, dù là bạn đang định cư ở bất kỳ nước EU nào nhưng vẫn còn là quốc tịch VN thì vẫn bị coi là như bạn đang ở Việt Nam.

Vì thế , các trường hợp không có thẻ định cư làm việc EU mà đang làm việc và sinh sống tại Thụy Điển đều coi là vi phạm luật.
Lưu ý: dù là thẻ EU hay không EU, tất cả đều phải nộp đơn lên xin định cư, đây là quy định kiểm tra gắt gao hiện nay, dù bạn có đóng thuế đầy đủ nhưng chưa xin định cư đều gặp trở ngại khi họ đến kiểm tra, mong mọi ng lưu ý.

CƠ HỘI ĐỊNH CƯ CHO DU HỌC SINH TẠI THỤY ĐIỂN

Theo quy định, các du học sinh đều được phép làm việc trong thời gian du học. Sau khi hoàn tất khóa học, muốn đi làm để được định cư, các du học sinh phải xin visa lao động. Việc này bạn có thể làm trong thời gian đang còn ở Thụy Điển mà không cần trở về nước và lưu ý nên xin visa lao động trước khi visa du học hết hạn và phải hoàn tất khóa học với chương trình Đại học tối thiểu cho 30 điểm
Các điều kiện để sinh viên có thể xin visa lao động là:
– Bạn có hộ chiếu hợp lệ
– Được nhận 1 công việc và đúng theo quy định của các điều khoản về lao động tại Thụy Điển cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn công việc bạn sẽ làm theo quy định.
. Bạn đã được mời làm việc với mức lương ít nhất 13 000kr mỗi tháng trước thuế
– Ng sử dụng lao động của bạn phải mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm an ninh và bảo hiểm hưu trí nghề nghiệp cho bạn khi bạn bắt đầu làm việc.

Ngoài ra các sinh viên có thể mở kinh doanh riêng cho mình để có thể định cư lại Thụy Điển sau khi học xong.

Các thông tin khác, vui lòng liên hệ với công ty tư vấn Globita tại THỤY ĐIỂN vả Việt Nam để đặt giờ tư vấn.
Thân mến, Globita Consulting.

Định cư dạng làm việc

CÁC BẠN ĐANG ĐỊNH CƯ TẠI THỤY ĐIỂN THEO DIỆN LAO ĐỘNG LƯU Ý:
THỜI HẠN ĐỊNH CƯ VĨNH VIỄN ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐI DIỆN LAO ĐỘNG:
Sau khi bạn đã có giấy phép lao động tại Thụy Điển và đã làm việc tổng cộng 4 năm trong thời hạn 7 năm gần nhất thì sẽ được cấp định cư vĩnh viễn với điều kiện bạn phải làm việc cho công ty hoặc ngành nghề mà bạn đã được phép lao động.

TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI CÔNG TY LÀM VIỆC HOẶC NGÀNH NGHỀ LÀM VIỆC:
Trong thời hạn 24 tháng, bạn chỉ được làm việc cho công ty và ngành nghể bạn đã được cấp thẻ lao động. Nếu công ty bạn thay đổi mã số kinh doanh, hình thức công ty, hoặc bạn được nhận các công việc khác so với ban đầu hoặc các điều khoản về lao động thay đổi thì: THẺ LAO ĐỘNG CỦA BẠN ĐANG CÓ KHÔNG CÒN GIÁ TRỊ.

Khi bạn đã có giấy phép lao động 24 tháng và được cấp gia hạn thêm, bạn có thể thay đổi công ty làm việc mà không cần gởi hồ sơ xin lại giấy phép khác miễn là CÙNG NGÀNH NGHỀ, nếu khác ngành nghề thì bạn phải xin lại giấy phép lao động mới…

(Nguồn: www.migrationsverket.se, dịch và viết: Jolie Stanser)

Định cư diện đoàn tụ người thân

Nhiều bạn thắc mắc về việc mình có bảo lãnh được cha mẹ ở VN đang sống một mình không, và ngược lại cha mẹ có được bảo lãnh con cái trên 18 tuổi sang không, chúng tôi xin dịch tóm tắt trả lời việc này có ghi trên trang web của Sở Di Trú Thụy Điển nhé:

TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ, BẠN CÓ THỂ XIN ĐỊNH CƯ ĐOÀN TỤ DIỆN GIA ĐÌNH ĐỂ SANG THỤY ĐIỂN SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI CÓ QUAN HỆ GẦN. VIỆC NÀY VÍ DỤ CÓ THỂ ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP BẠN TRÊN 18 TUỔI VÀ CÓ CHA MẸ ĐANG SỐNG Ở THỤY ĐIỂN.
ĐỂ ĐƯỢC CHẤP THUẬN, BẠN PHẢI CHỨNG MINH ĐƯỢC CÁC VẤN ĐỀ SAU:
1.ĐÃ SINH SỐNG PHỤ THUỘC NHAU TRONG THỜI GIAN NGƯỜI KIA CÒN Ở VIỆT NAM VÀ BÂY GIỜ GẶP KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHẢI SỐNG TÁCH XA NHAU RA…
2. ĐƠN PHẢI ĐƯỢC XIN NGAY KHI BẠN CHUYỂN SANG THỤY ĐIỂN SỐNG VÀ VỪA CÓ ĐỊNH CƯ VĨNH VIỄN , CÀNG SỚM CÀNG TỐT… Tất nhiên là khi ở lâu và có quốc tịch thì không được nhé.