LAO ĐỘNG THỤY ĐIỂN DƯỚI 90 NGÀY

THÔNG TIN LIÊN QUAN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG THỤY ĐIỂN: CÁC TRƯỜNG HỢP LÀM VIỆC NGẮN HƠN 3 THÁNG:
Hầu hết các bạn đang mang quốc tịch ngoài EU đều cần Visa Lao động khi làm việc tại Thụy Điển. Kể cả làm việc ngắn hơn 90 ngày thì hầu hết các bạn đang mang quốc tịch ngoài EU đều cần visa và phải nhận dc visa mới dc đặt chân vào Thụy Điển trừ một số các trường hợp ngoại lệ.
Các trường hợp sau không cần visa:
– Các bạn có quốc tịch trong khối Châu âu và thành viên gia đình bạn
– Quốc tịch Thụy Sĩ
– Các bạn có định cư đặc biệt được phép lao động EU
– Các bạn có định cư vĩnh viễn
– Các sinh viên đang có visa theo học trình độ đại học
– Các bạn đang định cư theo dạng tị nạn đặc biệt
– Các nhà nghiên cứu đang có visa đặc biệt cho công việc nghiên cứu
Bạn mang quốc tịch trong các nước khối Châu âu được phép làm việc trực tiếp mà không cần xin visa lao động hay giấy phép lao động tại Sở Di Trú.
Các bạn ăn theo gia đình ng có quốc tịch EU cũng không cần visa lao động khi làm việc tại Thụy Điển dưới 3 tháng.
(Nguồn: http://www.migrationsverket.se/…/Anstalla-fran-lander-utanf…)

ĐỊNH CƯ THỤY ĐIỂN THEO DIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH/CHỦ DOANH NGHIỆP

Chúng tôi xin chia sẻ các điều kiện cơ bản để: ĐỊNH CƯ THỤY ĐIỂN THEO DIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH/CHỦ DOANH NGHIỆP
Yêu cầu cơ bản
– Phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn dự định kinh doanh tại Thụy Điển.
– Có kinh nghiệm điều hành công ty.
• Giỏi tiếng Anh hoặc tiếng Thụy Điển.
• Chứng minh bạn là người sẽ điều hành công ty, chịu trách nhiệm cho hoạt động công ty và sỡ hữu ít nhất 50% cổ phần của công ty.
• Các dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn sẽ được bán tại Thụy Điển.
• Chứng minh tài chính có đủ tài chính cho mình và gia đình trong khoảng thời gian 2 năm đầu: cho ng chính: 200 ngàn kr ( 20 ngàn Euro), vợ, chồng đi theo: 100 ngàn kr ( khoảng 10 ngàn Euro ) và con đi theo: 50 ngàn kr ( 5 ngàn euro/ ng). Luật cho phép bạn định cư được phép mang theo vợ/ chồng và con cái.
• Chứng minh được nguồn tiền của bạn cho việc này.
• Chứng minh được bạn đã thành lập hệ thống khách hàng và mạng lưới khách hàng tại Thụy Điển.
• Chứng minh được công ty bạn trong thời gian thử thách 2 năm đầu có khả năng kinh tế – lợi nhuận đủ để hỗ trợ bạn và gia đình bạn sinh sống 2 năm này tại Thụy Điển trong đó có cộng trừ thêm khác chi phí rủi ro phát sinh khác cùng với chi phí về nhà ở…
Trên đây là một số cầu cơ bản nếu bạn muốn sang Thụy Điển theo dạng đầu tư kinh doanh, tuy nhiên, sẽ có 1 số yêu cầu khác tùy theo đối tượng và hồ sơ.
Các anh chị em nào xét thấy mình có được đủ tất cả các điều kiện trên thì có thể liên lạc với chúng tôi để xúc tiến thủ tục làm visa định cư dạng chủ doanh nghiệp.

Yêu cầu của người bảo lãnh sang diện đoàn tụ

Chúng tôi tóm tắt sơ 2 điều kiện cơ bản đối với diện định cư theo diện đoàn tụ gia đình như sau để các anh chị em bạn nào đang có kế hoạch đi diện này có thể hiễu rõ hơn:
1. Điều kiện tài chính:
Người bảo lãnh ở Thụy Điển phải đảm bảo yêu cầu về tài chính để có thể cưu mang mình và những người sắp qua.
Nguồn tài chính này được tính từ 1 trong các nguồn như:
– Tiền lương làm việc
– Tiền hỗ trợ thất nghiệp
– Tiền hỗ trợ khi nghỉ do bệnh
– Tiền lương hưu

Lưu ý điều kiện này xét cho người đang ở Thụy Điển, chứ không phải người sẽ qua định cư, nên việc các bạn thắc mắc quá nhiều nếu ng ở VN có nhà, có tài sản, có tiền trong ngân hàng thì được k! Câu trả lời là KHÔNG. Bạn đang qua Thụy Điển sống thì nguồn tài chính đó phải được đảm bảo lâu dài và chắc chắn từ phía Thụy Điển chứ ko phải ở Việt Nam.
Mức thu nhập này được tính thế nào?
– 4734 kr cho 1 người lớn
– 7820 kr cho 2 người lớn sẽ sống chung
– 2512 kr cho 1 ng con dưới 6 tuổi
– 2891 kr cho con từ 7 tuổi trở lên
Số tiền này không tính chi phí tiền nhà / nơi ở VÀ LÀ TIỀN SAU KHI ĐÃ TRỪ THUẾ THU NHẬP.

2. Điều kiện về nhà ở:
Nhà phải đủ rộng và có số phòng theo quy định cho tất cả người sẽ ở
– CHỈ CÓ 2 vợ chồng không con cái thì nhà 1 phòng ngủ, bếp, phòng khách riêng biệt, nếu có con thì phải có thêm phòng ngủ.
– 2 con dưới tuổi vị thành niên có thể ở chung 1 phòng
– Bạn phải ở riêng, điều này có nghĩa là không được thuê nhà và ở chung với người khác mặc dù nhà đó có đủ phòng đi chăng nữa.
– Nhà thuê hoặc mua : chính tên bạn đứng hợp đồng, hoặc thuê lại của 1 ng khác nhưng phải được chủ nhà đầu tiên hoặc người sở hữu nhà đó ký hợp đồng chấp nhận cho bạn thuê lại của người kia.

LƯU Ý CÓ MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ VỀ 2 YÊU CẦU TRÊN ĐỐI VỚI:
– con nít dưới 18 tuổi
– Người tị nạn

Hy vọng bài viết tóm tắt trên sẽ cho bạn một số thông tin cơ bản, tất nhiên còn nhiều quy định phụ và ngoại lệ khác.

Ngoài các thông tIn chung được chia sẻ tại group, các cá nhân hay tổ chức muốn được tư vấn cụ thể theo từng trường hợp riêng của mình phải đặt giờ với công ty mình, mình không trả lời chi tiết hay các trường hợp không hẹn trước mà dt đột ngột.

Phí tư vấn và các quy định được ghi rõ tại các trang của công Globita Consulting.

Thân mến.
Jolie Stanser
Globita Consulting

LUẬT NGÀY NGHỈ VÀ TIỀN TRẢ KHI NGHỈ

LUẬT NGÀY NGHỈ VÀ TIỀN TRẢ KHI NGHỈ
Liên quan đến các thắc mắc về cụm từ ”SEMESTER” – ”NGÀY NGHỈ” và luật trả lương cho các vấn đề này, mình xin tóm tắt ngắn gọn để các bạn đang đi làm việc hiểu thêm cũng như chủ doanh nghiệp hiểu thêm. Lưu ý, đây chỉ là thông tin chung tham khảo.
Tại sao sau 1 năm bạn có 25 ngày nghỉ? Về nguyên tắc: cứ mỗi tháng người lao động làm việc, họ sẽ được luật cho phép mình được hưởng ”2,13” ngày phép. Như vậy làm tròn sau 1 năm (12tháng) làm việc, bạn sẽ được 25 ngày nghỉ. Theo quy định chung, số ngày nghỉ này còn được tăng dần so với người đã làm việc lâu năm, có người lên đến 30 ngày.
Ngày nghỉ này, thường được tính từ lúc bạn làm việc cho đến hết 31/3 của năm sau. Và từ NGÀY 1 THÁNG 4 của năm đó sẽ dc tính tiếp đến 31/3 của năm kế tiếp. Nếu năm trước tính đến 31/3 năm nay bạn chưa đủ 12 tháng thì có nghĩa là bạn được ngày nghỉ chưa đến 25 ngày, mà được tính = số tháng x 2,13 ngày.
Trả tiền ” semestertillägg”: đây là tiền mà ng lao động được trả thêm ngoài tiền lương cơ bản khi họ nghỉ. Tại sao Thụy Điển có luật này, họ muốn bảo vệ người lao động, bắt buộc người lao động phải nghỉ theo đúng quyền lợi của mình. Ví dụ: lương bạn 1h/ 1 ngày : là A kr, thì khi bạn nghỉ, tiền của bạn tháng đó sẽ có: A kr+ semestertillägg ( % này dc tính theo từng nhóm lương từng ngành, từng độ tuổi, kinh nghiệm làm việc…), kế toán bạn sẽ là người cho bạn số % chính xác. Tiền này sẽ được trả vào tháng lương mà tháng đó bạn nghỉ.
Nếu bạn có ngày nghỉ, mà không nghỉ, thì hết năm tính semester 31/3 hàng năm, chủ kinh doanh phải trả tiền cho bạn tương ứng số ngày semester bạn được hưởng, cái này gọi là ”semesterersättning”. Bạn có thể để những ngày nghỉ ngày này qua năm sau. Tuy nhiên theo luật, bạn chỉ được để dành 1 số ngày nhất định, chứ không phải dc để dành tất cả. Tại sao? Luật ”semester” khuyến khích bạn phải nghỉ, để đảm bảo sức khỏe cho công việc, và ”ngày nghỉ phải dc trả bằng ngày nghỉ”, chứ không phải trả bằng TIỀN. Các chủ doanh nghiệp thường trả sai việc này. Cụm từ ”semesterersättning” chỉ được sử dụng khi trả lương ngày nghỉ trong trường hợp nhân viên này làm việc dưới 3 tháng hoặc nghỉ việc công ty đó. Đây là lỗi các công ty hay gặp ảnh hưởng đến hồ sơ bị rớt khi gia hạn định cư diện lao động.
Mình viết chưa hết những gì cần viết, chỉ là đề giải thích thắc mắc cho các thành viên theo kinh nghiệm làm việc của mình. Đúng- sai mình là người chịu trách nhiệm. Các ace, nếu có copy, vui lòng ghi nguồn. Có nhiều ace hay chụp các bài viết của mình để lên mạng bêu rếu vì thế mình rất hạn chế chia sẻ thông tin mặc dù nó hữu ích.
Để đi sâu và tư vấn từng trường hợp cụ thể, mọi ng có thể đặt giờ riêng với mình.
Chúc mọi ng vui vẻ và có thêm chút thông tin.
Jolie Stanser-Globita Consulting

Con cái trên 18 tuổi sang đoàn tụ theo cha mẹ

LUẬT BỔ SUNG CHO CÁC TRƯỜNG HỢP ĐỊNH CƯ THEO DIỆN ĐOÀN TỤ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CON CÁI THEO CHA MẸ KHI CON TRÊN 18 TUỔI.
Mọi người thân mến, trước kia có rất nhiều trường hợp cha/ mẹ khi sang TD định cư nhưng khi hồ sơ dc duyệt thì con mình đã quá 18 tuổi và không đi theo được. Hiện nay, Sở Di Trú có duyệt ngoại lệ đối với các trường hợp này với các điều kiện sau:
– Con cái trên 18 tuổi có cha mẹ đang định cư tại Thụy Điển
– Bạn phải chứng minh được con mình ở chung liên tục với mình trước khi bạn định cư ở Thụy Điển và lệ thuộc lẫn nhau…
– Việc xin định cư cho con phải dc xin ngay khi ng cha/mẹ đó vừa mới được định cư vĩnh viễn ở Thụy Điển
– Và các điều kiện thu nhập, nhà ở …tương tự như các quy định đoàn tụ sống chung/kết hôn.

Migrationsverket Offentligt Biträde

Congratulation Jolie Stanser from Globita Consulting has just been available as Legal Assistant for on the list in Swedish Migration Board.

Vì sao chọn Thuỵ Điển?

Vì sao chọn Thuỵ Điển?

Thuỵ Điển là thiên đường của khởi nghiệp. Điều này đã được tạp chí uy tín hàng đầu thế giới Forbes xếp hạng “Forbes’ annual list of the Best Countries for Business”
10 năm trước, Thuỵ Điển chưa có được một hệ sinh thái xã hội hỗ trợ kinh doanh như bây giờ, nhưng cũng kể từ lúc đó, đất nước Bắc Âu đã nhận thức và phát triển trở thành một đất nước cho sự kinh doanh. Đây thật sự thiên đường cho những doanh nhân muốn được sự hỗ trợ có hệ thống để tập trung hoàn toàn cho công việc kinh doanh vốn dĩ đã rất thử thách và đầy khó khăn. Thậm chí, “Trong hai thập kỷ qua, đất nước đã trải qua một cuộc cải tạo được xây dựng trên sự bãi bỏ các quy định và tự kiềm chế ngân sách với các khoản cắt giảm phúc lợi của nhà nước Thuỵ Điển” trích Forbes. Đây còn là ngôi nhà lớn của các công ty sáng tạo công nghệ và các tập đoàn danh tiếng và quy mô nhất toàn cầu như Volvo, IKEA, H&M…

Thuỵ Điển với quyển passport quyền lực. Sức mạnh của passport được dựa theo bao nhiêu đất nước và vùng lãnh thổ mà nó có thể đến mà không cần phải xin thị thực. Thuỵ Điển luôn 1 trong những quốc gia hiếm hoi đứng đầu danh sách. Năm 2018, passport Thuỵ Điển đến được 187 địa điểm (trong tổng cộng 218), m con số thật sự đáng kinh ngạc.

Với những thông tin trên, không ngạc nhiên khi Thuỵ Điển luôn được xếp top đầu những quốc gia đáng sống nhất trên hành tinh.

Arbetsgivardeklaration på individnivå

Är du förberedd på AGI?
Från och med januari 2019 ska alla arbetsgivare redovisa utbetalningar och skatteavdrag per anställd varje månad genom så kallad arbetsgivardeklaration på individnivå, AGI. I januari blir det således också sista gången du behöver göra en årlig kontrolluppgift.

Ắc hẳn mọi người đã nghe vê việc Sở Thuế ra luật mới từ tháng 1 năm 2019 về việc khai báo thuế cho nhân viên CỤ THỂ theo từng tháng một?
Luật mới có gì khác so với việc khai báo trước đây? Trước đây các chủ doanh nghiệp hoặc các công ty kế toán của bạn cũng đều khai báo thuế nhưng sở thuế chỉ có thể nhìn thấy con số tổng phải đóng cho cả công ty và đến cuối tháng 1 hàng năm, kế toán sẽ phải khai báo cho cả 1 năm gọi là KONTROLLUPPGFTER và đến đầu tháng 3 các nhân viên đi làm mới có thể coi được con số này cho cả năm qua…
Bất lợi của việc làm theo quy cách cũ là gì? Người lao động sẽ đi làm và nươm nướp không biết con số thực theo báo cáo vào Sở thuế đã đóng cho mình là bao nhiêu hàng tháng. Đối các trường hợp đang định cư theo dạng làm việc thì việc khai báo thuế theo mức lương quy định của Công Đoàn là rất quan trọng, điều đó ảnh hưởng đến việc gia hạn định cư kế tiếp.
Với sự thay đổi luật này: các ưu điển :
1. Giảm nhẹ áp lực cho các công ty kế toán thay vì 1 năm mới làm 1 lần thì đã được làm hàng tháng. 2. Người lao động sẽ biết ngay mức lương đang được khai thuế của mình để có thể an tâm làm việc.
3. Chủ lao động/ công ty có thể kịp thời chỉnh sửa ngay nếu vô tình có sai sót.

Thân chúc tất cả mọi người những ngày làm việc tốt đẹp!
GLOBITA CONSULTING